ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Số ..259 /QLKH
V/v triển khai kế hoạch NCKH và HTQT năm 2011
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 2 năm 2011
Kính gửi :
- Các đơn vị trong Trường
- Các cá nhân liên quan
Triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế năm 2011, Trường yêu cầu các đơn vị và cá nhân liên quan
thực hiện tốt các công việc cụ thể sau đây:
1. Triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
1.1 Đề xuất nhiệm vụ khoa học.
Ngày 31 tháng 12 năm 2011, Trường đã gửi thông báo đến các đơn vị về việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN Cấp Nhà nước và
Cấp Bộ năm 2012. Cần chú ý một số vấn đề sau :
- Đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh : Các nhóm chuyên gia, cán bộ có học vị Tiến sĩ, chức danh Phó Giáo sư
tập trung xây dựng các chương trình, đề xuất các nhiệm vụ khoa học có quy mô lớn .
- Đề tài cấp Đại học (ĐHTN): Ưu tiên cho các NCS, Tiến sĩ là ứng viên chức danh PGS (chưa chủ trì đề tài cấp Bộ ).
- Đề tài KH&CN cấp cơ sở: Chuẩn bị đề xuất tháng 8, phê duyệt tháng 9 /2011. Các đề tài hướng vào việc hoàn thiện
đề cương bài giảng (ĐCBG) chưa có giáo trình. Để hỗ trợ kinh phí và hợp lí hoá nhiệm vụ NCKH cho giảng viên, Trường
định hướng xây dựng các ĐCBG theo hướng ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH. Quy trình thực hiện theo hướng dẫn
triển khai đề tài KH&CN cấp cơ sở. Sản phẩm bắt buộc của đề tài gồm: Bài giảng điện tử ( Đĩa CD-ROM), bản thảo sạch
ĐCBG để xuất bản, số hoá và lưu thư viện. Kế hoạch năm 2011 có 50- 60 đề tài cơ sở.
- Đề tài NCKH của sinh viên: Đề xuất tháng 8, phê duyệt tháng 9/2011. Cần lưu ý bên cạnh mặt số lượng phải chú
trọng hơn nữa đến chất lượng các đề tài. Dự kiến năm 2011 có 400 – 430 đề tài NCKH của sinh viên .Cần có kế hoạch
tập trung, đầu tư có trọng điểm cho một số đề tài NCKH có khả năng đoạt giải ở cuộc thi sinh viên NCKH toàn quốc.
( Từ 2010 Bộ GD&ĐT không uỷ quyền xét các giải khuyến khích)
* Biện pháp
- Các đơn vị cần triển khai cụ thể Quyết định 64/2008 (28-11-2008) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “ Quy định chế
độ làm việc đối với giảng viên” và Quyết định số 924 (30-7-2009) của Đại học Thái Nguyên “Về việc ban hành Bản quy
định chế độ làm việc của Nhà giáo trong Đại học Thái Nguyên”
- Đẩy mạnh hoạt động của các nhóm chuyên gia, từng bước chuyên nghiệp hoá các hoạt động đề xuất ý tưởng, xây
dựng nhiệm vụ, huy động tối đa nguồn lực tạo đủ sức cạnh tranh khi đấu thầu.
- Khai thác thế mạnh trong các loại hình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai, đặc biệt quan tâm
lĩnh vực giáo dục.
- Phát huy sự nỗ lực, chủ động của các đơn vị và cá nhân, cập nhật thông tin, bám sát các chương trình của địa
phương và các bộ, ngành, sáng tạo linh hoạt trong xử lí các tình huống khi thực thi nhiệm vụ.
- Chủ động, thường xuyên xây dựng các đề xuất nghiên cứu ( Không lệ thuộc vào kế hoạch thường niên)
1.2 Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Việc quản lí nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thực hiện theo các quy định hiện hành:
+ Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT ngày 29/3/2010về việc “Ban hành Quy định về
quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
+ Quyết định 136/QĐ –QLKH ngày 28/2/2008 “ Về việc ban hành Quy định công tác
quản lí khoa học công nghệ của Đại học Thái Nguyên.
- Kiểm tra tiến độ đề tài:
+ Đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Đại học kiểm tra 2 lần /năm ( tháng 6, 12/2011). Nội dung kiểm tra gồm: Kế hoạch
triển khai theo tiến độ hợp đồng; sản phẩm đạt được theo thuyết minh đề tài; kinh phí sử dụng theo các hạng mục công
việc thực hiện và kí cam kết thời hạn nghiệm thu.
+ Đề tài cấp cơ sở, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: Kiểm tra trong tháng 3.
- Nghiệm thu đề tài :
+ Cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Đại học nghiệm thu theo thuyết minh được duyệt .
+ Cấp cơ sở, đề tài NCKH của sinh viên nghiệm thu trước ngày15 tháng 6/2011.
- Quyết toán tài chính: Tất cả đề tài hoàn tất quyết toán tài chính trước ngày 31/12/2011.
* Biện pháp quản lí :
- Các đơn vị quán triệt kế hoạch đến từng cán bộ thực hiện đề tài NCKH ở đơn vị mình.
- Công khai trên mạng Internet các văn bản quản lí khoa học và công nghệ, kế hoạch nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và
hợp tác quốc tế của Trường, các hướng nghiên cứu và sản phẩm khoa học. Tăng cường quảng bá hình ảnh và tiềm năng
khoa học của Trường
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học là một trong những cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên
trong năm học; là cơ sở đánh giá thi đua của đơn vị và cá nhân ( Không xét thi đua mức cao đối với cá nhân và các đơn
vị có cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ).
- Hàng năm, Trường sẽ tổ chức đánh giá khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.
1.3 Tổ chức Hội nghị khoa học
Trong năm 2011, Trường tập trung tổ chức 02 Hội nghị khoa học sau :
1 / "Hội nghị nghiên cứu khoa học của cán bộ trẻ".
- Đối tượng: Các giảng viên có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ hoặc đang học cao học, NCS có tuổi đời dưới 35.
- Mục đích: Tạo ra diễn đàn khoa học để cán bộ trẻ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, trình bày các kết quả nghiên
cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển các kỹ năng cần thiết trong hoạt động nghiên cứu, góp phần thực hiện
chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả thực tiễn, rút kinh nghiệm bổ
sung, tiến tới đưa Hội nghị NCKH của cán bộ trẻ thành hoạt động thường niên hoặc 2 năm /lần .
- Kế hoạch triển khai :
+ Tháng 1/2011 gửi thông báo các đơn vị
+ Từ tháng 2 đến tháng 3 tập hợp các báo cáo từ các đơn vị
+ Tháng 4, tuyển chọn các báo cáo có chất lượng tốt gửi đăng trên tạp chí Khoa học
và Công nghệ của Đại học Thái Nguyên.
+ Tổ chức Hội nghị ( Tuần từ 15 -19 /5/2011 )
+ Kinh phí dự kiến 30.000.000 đ
2/ Hội nghị " Đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội”
Hội nghị dự kiến tổ chức vào dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường (tháng 10 năm 2011).
- Mục tiêu:
+ Đánh giá thực trạng công tác đào tạo ( hệ chính quy, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ,
vừa học vừa làm); chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc
những năm gần đây dưới góc độ của người đào tạo và sử dụng nhân lực.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
+ Dự báo về nhu cầu đào tạo , bồi dưỡng giáo viên trong những năm tới.
- Quy mô : Lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên, Các trường thành viên, Các trường Đại học
Sư phạm, khoa Sư pham, Viện Khoa học Giáo dục, Viện nghiên cứu Sư phạm; lãnh đạo các tỉnh, sở Giáo dục và
Đào tạo, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường Cao đẳng sư phạm và một số trường phổ thông khu vực
trung du miền núi phía Bắc .
- Kế hoạch : + Tháng 2; 3 Gửi thông báo số 1, số 2, giấy mời ( Đặt hàng)
+ Từ tháng 4 đến tháng 8 tập hợp các báo cáo khoa học
+ Tháng 9 : In kỉ yếu ( Tạp chí KHCN Đại học Thái Nguyên ;
Tạp chí Giáo dục), Gửi thông báo số 3, Giấy mời .
+ Tháng 10 : Tổ chức Hội nghị
- Kinh phí dự kiến : 100 triệu
1.4 Xây dựng học liệu, công bố kết quả nghiên cứu
1.4.1 Triển khai nhiệm vụ quản lí nguồn học liệu
- Phòng Quản lí khoa học kết hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiệm vụ khoa học cơ sở: “ Xây dựng học liệu
đào tạo của Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên - Thưc trạng và giải pháp”.
+ Mục tiêu: Xây dựng, quản lí và sử dụng hiệu quả hệ thống học liệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.
+ Nhiệm vụ : Khảo sát thực trạng, đánh giá toàn diện việc sử dụng đề cương bài giảng, giáo trình môn học, mức
độ đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp và lộ trình hoàn thiện giáo trình, đề cương
bài giảng trong những năm tới.
+ Kế hoạch triển khai : Từ tháng 3 /2011 – 5/2012.
1.4.2 Xuất bản đề cương bài giảng
- Năm 2011, dự kiến xuất bản 36 đề cương bài giảng ( Nxb Giáo dục)
+ Bản thảo sạch từ kết quả đề tài cấp cơ sở được phê duyệt trong năm học 2010-2011,
nghiệm thu tháng 5/2011; dung lượng trung bình 50 - 60 trang khổ A4;
+ Giá thành thành từ 13.000 -15.000 đồng/quyển (Tuỳ số lượng xuất bản ít hoặc nhiều)
+ Kinh phí dự kiến xuất bản theo 2 phương án:
* PA1: Trường chi kinh phí và thu hồi qua phát hành ( Học sinh đăng kí môn học
phải mua tài liệu bắt buộc); Giáo viên hưởng tiền nhuận bút theo Hợp đồng XB.
* PA2: Giáo viên tự in, tự phát hành và thu hồi kinh phí.
- Kế hoạch : + Tháng 4/2011 đăng kí tên tài liệu để nhà XB làm thủ tục cấp phép .
+ Tháng 5/2011 nghiệm thu , chỉnh sửa bản thảo.
+ Tháng 6, 7/2011 Hợp đồng xuất bản lần lượt các bản thảo đã hoàn thiện.
1.4.3 Xuất bản giáo trình
- Phòng QLKH&QHQT triển khai tới Ban chủ nhiệm khoa tập hợp các CBGD có học vị, học hàm, các chuyên
gia đứng đầu ngành đào tạo của các đơn vị, xây dựng kế hoạch đăng ký biên soạn và xuất bản giáo trình.Việc xuất
bản ĐCBG và giáo trình sẽ được triển khai hàng năm theo kế hoạch đăng kí và kết quả nghiệm thu sản phẩm. Trường
ưu tiên cho những TS công bố các ấn phẩm chuẩn bị hồ sơ phong chức danh PGS.
- Dự kiến năm 2011 sẽ xuất bản 14 giáo trình đăng ký trong năm học 2010 – 2011.
- Kinh phí xuất bản và hình thức phát hành giống như đối với đề cương bài giảng.
- Dự kiến kinh phí : 550.000.000 đ
1.4.3 Công bố kết quả nghiên cứu
- Trường sẽ chủ động hợp đồng với các tạp chí (TC Khoa học Công nghệ - Đại học
Thái Nguyên; Tạp chí Giáo dục) công bố các kết quả nghiên cứu khoa học.
- Hình thức triển khai : Nhân dịp tổ chức Hội nghị khoa học hoặc in thường kì.
- Kinh phí : Đóng góp cá nhân, Trường hỗ trợ theo quy chế chi tiêu nội bộ.
2. Hoạt động hợp tác quốc tế trong NCKH
2.1.Quảng bá hình ảnh của Trường
- Thiết kế Cataloue quảng bá hình ảnh của Trường (Ảnh mầu, ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Trung)
- Xây dựng, phát hành đĩa VCD; Quảng bá hình ảnh trên website của Trường.
2.2 Các hoạt động hợp tác quốc tế
* Đối với Nhật Bản
- Tiếp tục hợp tác với Khoa Giáo dục - Trường Đại học Ryukyu - Nhật Bản, phát triển
đề tài “Nghiên cứu về giáo dục ngôn ngữ trong khu vực dân tộc đa ngôn ngữ ở miền
Bắc, Việt nam”trên cơ sở kết quả thực hiện tốt từ năm 2003 đến nay.
- Tháng 3/2011, hai bên tiếp tục đề xuất nhiệm vụ NCKH theo các hướng nghiên cứu
mới mà bạn và ta có thế mạnh ( Khoa học Giáo dục; Khoa học Xã hội và Nhân văn ).
- Theo hướng gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, 2 bên sẽ thảo luận chương trình hợp
tác đào tạo NCS theo Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường đại
học giai đoạn 2010 và 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành”.
* Đối với Trung Quốc
- Tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác với các đối tác, đặc biệt Học viện Sư phạm Quảng Tây, Học viện nghề Hà trì ,
Học viện Vân Sơn, Trường Đại học dân tộc Quảng Tây để kết hợp nghiên cứu với đào tạo Thạc sĩ
- Triển khai kế hoạch hợp tác nghiên cứu về các lĩnh vực Bảo tồn văn hoá và ngôn ngữ cho học sinh vùng dân
tộc thiểu số, Phương pháp giảng dạy tiếng Việt, Tiếng Trung mà Trường đã kí với các đối tác
2.3Tổ chức Hội nghị khoa học
- Nhân dịp kỉ niệm 45 năm thành lập Trường, mời đại diện các đối tác ( Trung Quốc, Nhật Bản ...) tham dự
Hội nghị khoa học
- Chủ đề :
+ Kinh nghiệm đào tạo theo nhu cầu xã hội;
+ Phương pháp dạy tiếng cho sinh viên nước ngoài.
- Kế hoạch :
+ Tháng 3, 4, 5, 6 /2011 liên lạc với bạn về kế hoạch, chủ đề thảo luận
+ Tháng 7, 8, 9 / 2011 Tập hợp tài liệu, in kỉ yếu.
+ Tháng 10 Tổ chức Hội thảo.
- Kinh phí : Dự kiến 50.000.000 đ.
