Đang xử lý.....

Khai mạc Khóa Bồi dưỡng cốt cán mô đun 5 cấp Trung học cơ sở đợt 1 của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 

Phùng Thị Hồng Dung

Thực hiện Công văn số 624/CV-ETEP ngày 03/11/2021 của Ban Quản lý Chương trình ETEP, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai bồi dưỡng giáo viên cốt cán năm 2021, sáng ngày 08/11/2021, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tổ chức Khai mạc bồi dưỡng cốt cán mô đun 5 “Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học” cấp Trung học cơ sở đợt 1 thông qua lớp học ảo trên hệ thống LMS cho 6 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và Sơn La.

Buổi khai mạc có sự tham dự của PGS.TS. Mai Xuân Trường, Hiệu trưởng Nhà trường; 20 giảng viên sư phạm chủ chốt là các báo cáo viên của các môn Toán, Ngữ văn, Giáo dục Công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý; cùng các cán bộ giám sát và cán bộ hỗ trợ kỹ thuật của Nhà trường; các đại biểu là các cán bộ giám sát của 06 sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và Sơn La; cùng 426 học viên là các giáo viên cốt cán cấp Trung học cơ sở của các môn Toán, Ngữ văn, Giáo dục Công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý của 6 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và Sơn La.

PGS.TS. Mai Xuân Trường, Hiệu trưởng Nhà trường đã phát biểu khai mạc Tập huấn; phát biểu về nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên của Nhà trường trong khuôn khổ chương trình ETEP, trong đó nhấn mạnh những hiệu quả tích cực đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của Nhà trường thông qua chương trình ETEP. Trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho giảng viên, học viên, cũng như để thầy/cô giáo viên cốt cán cấp trung học cơ sở được trang bị tốt kiến thức về việc "Tư vấn, hỗ trợ học sinh cấp trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục và dạy học” trong thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên triển khai bồi dưỡng cốt cán mô đun 5 cấp Trung học cơ sở đợt 1 trong 02 ngày bằng hình thức trực tiếp thông qua lớp học ảo trên hệ thống LMS. PGS.TS. Mai Xuân Trường cũng lưu ý về vai trò và nhiệm vụ của giáo viên phổ thông cốt cán trong triển khai mô hình 7-2-7 (07 ngày giáo viên phổ thông cốt cán tự học trên hệ thống học tập trực tuyến LMS, liên hệ với giảng viên sư phạm chủ chốt để được hỗ trợ và để chuẩn bị học 02 ngày trực tiếp qua lớp học ảo; 02 ngày học trực tiếp qua lớp học ảo; 07 ngày tự học, hoàn thành các bài tập trên hệ thống học tập trực tuyến LMS); nhấn mạnh về một số những khó khăn gặp phải khi tiến hành bồi dưỡng qua lớp học ảo và mong muốn giảng viên sư phạm chủ chốt cũng như các giáo viên cốt cán sẽ cùng khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhất mục tiêu đã đặt ra của đợt tập huấn.

Trong đợt tập huấn này, Ban tổ chức đã phân công mỗi lớp học được phụ trách bởi 02 giảng viên sư phạm chủ chốt, trong đó 01 giảng viên chuyên ngành Tâm lý học - Giáo dục học và 01 giảng viên chuyên ngành về phương pháp dạy học bộ môn. Với đặc thù của mô đun 5, sự sắp xếp giảng viên như vậy nhằm tạo điều kiện tối ưu để 02 giảng viên có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình cũng như phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để giúp giáo viên phổ thông cốt cán ngoài việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh nói chung, còn có thể tích hợp những kiến thức và kĩ năng đó trong hoạt động giáo dục và dạy học các môn học sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

 

PGS.TS. Mai Xuân Trường, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc tập huấn

 

Tiếp theo chương trình, PGS.TS. Nguyễn Hữu Quân, Phó trưởng phòng Phòng Hành chính Tổ chức, phụ trách công tác bồi dưỡng của Nhà trường thông báo tới toàn thể giảng viên sư phạm chủ chốt, giáo viên cốt cán và các đại biểu tham dự về kế hoạch của 02 ngày tập huấn, các quy định về công tác tổ chức lớp học và các yêu cầu đối với giáo viên cốt cán khi tham gia bồi dưỡng mô đun 5.

 

 

PGS.TS. Nguyễn Hữu Quân thông báo kế hoạch của 02 ngày tập huấn,

các quy định về công tác tổ chức lớp học và các yêu cầu đối với giáo viên cốt cán khi tham gia bồi dưỡng mô đun 5

 

Sau phiên khai mạc, 20 thầy cô giảng viên sư phạm chủ chốt cùng 426 học viên của 10 lớp là các giáo viên cốt cán cấp Trung học cơ sở của các môn Toán, Ngữ văn, Giáo dục Công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý của 6 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và Sơn La. Tại mỗi lớp học, Nhà trường cũng đã cử các cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, cán bộ phục vụ để phối hợp cùng các báo cáo viên, học viên đảm bảo tốt nhất về cơ sở vật chất, đường truyền cho buổi tập huấn đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng được 06 Sở giáo dục và Đào tạo phối hợp cử các cán bộ của Sở tham dự để động viên và giám sát công tác bồi dưỡng.

Sau đợt 1 bồi dưỡng cấp Trung học cơ sở, Nhà trường sẽ tiến hành tổ chức bồi dưỡng các đợt tiếp theo cho hơn 2.600 giáo viên cấp Tiểu học (các ngày 12-13/11; 22-23/11; 26-27/11; 29-30/11), Trung học cơ sở (các ngày 15-16/11; 24-25/11; 29-30/11) và Trung học phổ thông (các ngày 22-23/11; 29-30/11) của 8 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.

Một số hình ảnh tại buổi Tập huấn:

 

TS. Nguyễn Đỗ Hồng Nhung và TS. Bùi Thị Hạnh Lâm cùng các học viên Lớp Toán 1

 

TS. Nguyễn Thị Út Sáu và TS. Phan Thị Phương Thảo cùng các học viên lớp Toán 2

 

 

PGS.TS. Đinh Đức Hợi và TS. Trần Thị Ngọc Anh cùng học viên lớp Ngữ Văn 1

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền và TS. Ngô Thị Thu Trang cùng các học viên lớp Ngữ văn 2

 

TS. Lê Thùy Linh và TS. Nguyễn Thị Hường cùng các học viên lớp Giáo dục Công dân 1

 

 

 

TS. Trần Thị Minh Huế và TS. Nguyễn Thị Hà cùng các học viên lớp Khoa học Tự nhiên 1

 

 

TS. Nguyễn Thị Ngọc và TS. Phạm Thị Hồng Tú cùng học viên lớp Khoa học Tự nhiên 2

 

TS. Phạm Văn Cường và TS. Nguyễn Thị Hằng cùng học viên lớp Khoa học Tự nhiên 3

 

TS. Lê Thị Phương Hoa và PGS.TS. Đỗ Hồng Thái cùng học viên lớp Lịch sử - Địa lý 1

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Tính và TS. Mai Văn Nam cùng học viên lớp Lịch sử - Địa lý 2

loading....